Cây Vạn Niên Tùng – Cảnh quan Đại Phú Gia


Giới thiệu sơ nét về cây Vạn Niên Tùng

  • Tên thường gọi: Vạn Niên Tùng
  • Tên khoa học: Podocarpus chinensis
  • Họ thực vật: Podocarpaceae (Thông tre)
  • Chiều cao: 2 – 4 m

10

Cây Vạn Niên Tùng là loài cây có thân đẹp và lá xanh quanh năm.

Cây được sử dụng là cây kiểng, Bonsai trang trí nội – ngoại thất, văn phòng, là cây cảnh trồng công trình tạo cảnh quan cho công viên, khuôn viên các nhà máy, khu công nghiệp, mặt tiền các công ty lớn, các sân vườn biệt thự,…

Vạn Niên Tùng là cây thân gỗ, rất đẹp, thuộc loại cây lâu năm với tuổi thọ rất cao.

Cây có thể sinh trưởng và phát triển trên nhiều vùng đất khác nhau, đặc biệt Vạn Niên Tùng phát triển rất tốt trên đất phù sa.

Đặc điểm của cây Vạn Niên Tùng

1

Nguồn gốc

Cây vạn niên tùng có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó du nhập vào các nước Ấn độ, và  các nước Đông Nam Á.

Thân

Cây Vạn Niên Tùng là loại thực vật thường xanh thân gỗ, phân cành liên tục.

Cây có tuổi thọ cao, chiều cao cây có thể cao từ 10 – 15 mét.

Vạn Niên Tùng có lá hình kim với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào cách gieo trồng, chăm sóc và hướng sử dụng.

Thông thường, các loại cây kiểng chậu, cây Vạn Niên Tùng Bonsai có kích thước lá nhỏ hơn nhiều so với những cây Vạn Niên Tùng trồng công trình.

Lá của Vạn Niên Tùng mọc thưa nhưng xen kẽ nhau và xanh tốt quanh năm.

Lá non có màu xanh nhạt, khi già chuyển sang màu xanh đậm.

Hai sắc lá hoa quyện vào nhau trong nhiều tầng, lớp xen kẽ tạo nên một vẻ đẹp xanh mát làm say mê lòng người.

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY

Công dụng

8

Vạn Niên Tùng vừa đẹp dáng, vừa đẹp lá, vừa mang ý nghĩa phong thủy

Nó đại diện cho tuổi thọ, sức khỏe; sự hưng thịnh lâu bền cho gia chủ nên cây rất được ưa thích.

Ngoài được sử dụng làm cây cảnh, bonsai trang trí nội thất ngoài trời, tiền sảnh nhà, văn phòng…

Thì các công trình như công viên, đình chùa, sở văn hóa, các công trình công cộng của nhà nước hay sân vườn, biệt thự, tiểu cảnh nội – ngoại thất của các nhà hàng, khách sạn…đều rất thích sử dụng loại cây này

Cây Vạn Niên Tùng còn có thể trồng phối trong các tiểu cảnh sân vườn hoặc góc sân nhà bạn,..

Hướng dẫn trồng và chăm sóc Cây Vạn Niên Tùng

7

Đất

Vạn Niên Tùng không yêu cầu cao về đất. Cây sinh trưởng trốt hơn trên nền đất giàu mùn, thoát nước tốt.

Tưới nước

Cây có khả năng chịu hạn tốt, nhưng cần chú ý tưới đủ nước để cây phát triển tốt.

Mùa nắng khi cây còn nhỏ có thể tưới 2 ngày/lần

Khi cây lớn có thể 3 – 4 ngày tưới 1 lần tùy theo độ ẩm của đất.

Cây ít mẩn cảm với nước mặn, nhưng không chịu được nước phèn.

Ánh sáng

Cây thích hợp trồng nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Tránh trồng cây ở những nơi râm mát.

Tạo dáng cho cây

2

Tùy theo sở thích có thể tạo dáng thẳng đứng hoặc bon sai. Là cây thân dẻo dể uốn sửa để tạo dáng.. 

Nhân giống

Vạn Niên Tùng được nhân giống bằng phương pháp vô tính là chiết cành hoặc giâm cành.

Cành giâm trong giai đoạn vườn ươm cao từ 15 – 20 cm, nên giữ cây trong bóng râm từ 30 – 45 ngày

Sau đó có thể đưa ra nắng trong giai đoạn này nên dưỡng cây con trong bầu để tiện việc chăm sóc

4

Khi cây cao từ 80 cm trở lên có thể trồng xuống đất.

Cây phát triển tốt trên nhiều loại đất, nhưng nên trồng trên đất thịt để khi bứng cây không bị rả bầu.

Giá thể sử dụng ươm cây con

Mụn dừa và trấu, với tỉ lệ 70% mụn dừa, 30% trấu

Khi dưỡng cây con trong bầu có thể trộn thêm phân hữu cơ đã oai mục

Với tỉ lệ 20 – 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 – 50% mụn dừa.

Phân bón

5

Khi cây trong giai đoạn vườn ươm (khoảng 2 tháng) phun phân bón lá 10 ngày/lần.

Liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì, che mát khoảng 40 – 50%.

Khi cây còn nhỏ (có chiều cao từ 20 – 50cm) pha phân NPK 16-16-8 hoặc 20-20-15 để tưới.

Nên tưới vào lúc chiều mát, không nên tưới khi cây đang ra đọt non, cách 15 – 20 ngày tưới 1 lần, liều lượng 1kg tưới 1.000 cây.

Có thể phun bổ sung phân bón lá; Lượng phân tăng dần theo tuổi cây.

Khi cây từ 3 năm tuổi trở lên bón từ 40 – 50 gram/gốc, không nên bón phân khi cây ra đọt non.

Phòng trừ sâu bệnh

6

Sâu hại

Phổ biến có 2 đối tượng sâu hại là rầy mềm và sâu vẽ bùa tấn công khi cây vừa nhú đọt non

Cần chú ý phun thuốc để phòng trừ trong giai đoạn này

Có thể sử dụng dầu khoáng DC – Tronlec hoặc các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.

Bệnh hại

Rải rác xuất hiện bệnh lỡ cổ rễ hoặc khô đầu ngọn, có thể phun thuốc Aliete, Ridomil, v.v…

Vạn Niên Tùng là loài cây có khả năng kháng bệnh rất cao, chăm sóc dễ.
Một số ý khác
Đối với cây Vạn Niên Tùng và Tùng Trung quốc về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống nhau

Cả 2 loại đều dễ trồng. Nếu muốn trồng với quy mô lớn

Trước khi trồng phải đắp mô, mô rộng từ 60 – 70 cm, cao tùy theo mực thủy cấp trong vùng tránh bị nước ngập

Hàng cách hàng 2m, cây cách cây từ 1,5 – 2m (khoảng cách trồng có thể tăng giảm tùy điều kiện thực tế và mục đích sử dụng cây).

GỌI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NGAY

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ với chúng tôi nhé !

01

CÔNG TY TNHH TM DV CẢNH QUAN ĐẠI PHÚ GIA

Địa chỉ : 264 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Hotline : 0988 95 00 35

Email : Daiphugia.ltt@gmail.com

Website : https://daiphugia.com.vn/

Fanpage : Dai Phu Gia