Giới thiệu sơ nét về Cây Lộc Vừng
Cây Lộc Vừng còn gọi là chiếc hay lộc mưng (tên tiếng anh : Baringtonia acutangula) là một loài thuộc chi lộc vừng.
Lộc Vừng là loài cây ưa sáng nên nếu được trồng ngoài trời với ánh sáng tự nhiên thì cây có thể ra hoa tự nhiên sai hoa
Hoa ra nhiều mà không cần các loại thuốc kích thích.
Có nhiều nhiều phong cách chơi tùy theo sở thích của người chơi : chơi bonsai, chơi hoa tán tự nhiên, trồng lấy bóng râm tạo khuôn viên.
Chơi Bonsai Lộc Vừng thường được ưa chuộng bởi lẽ không phải chỉ vì yếu tố phong thủy mà còn bởi thân mềm dẻo,dễ uốn tạo thế, dáng cho cây.
Đặc điểm hình thái của Cây Lộc Vừng
Thân gỗ nhỏ, mọc đứng, cao 8-10m, tiết diện tròn; thân non màu xanh, thân trung bình có màu xanh bạc có nhiều nốt sần, thân già màu nâu đen.
Lá đơn, mọc cách. Phiến lá dày và nhẵn bóng, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, hình xoan.
Gốc thuôn hẹp hình buồm, đầu nhọn, bìa phiến có khía răng nhỏ và đều.
Gân lá hình lông chim nổi rõ ở 2 mặt, 8-10 cặp gân phụ.
Cuống lá ngắn, mặt trên phẳng màu nâu đỏ, mặt dưới lồi màu xanh, dài 0,8-1,2 cm.
Cụm hoa chùm thòng dài ở đầu cành
Hoa đều, lưỡng tính
Quả hình bầu dục, có 8 khía dọc, dài 2,5-3 cm, rộng 2-2,5 cm, màu xanh, mang đài tồn tại ở đỉnh.
Đặc điểm sinh trưởng của cây Lộc Vừng
Nằm trong bốn loại cây cảnh quý: Sanh, Sung, Tùng, Lộc.
Cái tên “lộc” nghe đã hấp dẫn bởi đó cũng là mơ ước chính đáng của nhiều người.
Lộc vừng là cây dễ trồng, dễ chăm sóc và tuổi thọ rất cao.
Có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm, chiết cành đều dễ dàng và nhanh phát triển.
Thân cây Lộc vừng xù xì, nhiều u bướu gởi cảm giác mộc mạc, dân dã và từng trải.
Cành có dáng dụt dịt, khù khì trông rất bắt mắt
Lá hơi to nhưng thuôn, xanh mướt, mép có răng cưa nên không thô mà vẫn duyên, đặc biệt khi nảy lọc lại có mầu sắc đặc trưng của “lộc”.
Khi hoa nở có hương thơm, hoa buông thành bức mành, mầu hồng tươi, trông thướt tha, mềm mại, quyến rũ
Khá tương phản với dáng mộc mạc, cũ kỹ của thân cành càng làm nổi bật nét đẹp riêng.
Các chủng loại cây Lộc Vừng
Nó có nhiều loài khác nhau như lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, hoa đỏ, loài hoa mầu vàng…
Loài nào hoa cũng ra từ thời điểm từ tháng 6 đến tháng 8 âm lịch
Nhưng loài Lộc Vừng lá tròn bao giờ cũng ra hoa sớm, bông dài và lâu tàn hơn loài Lộc Vừng lá dài.
Ứng dụng của Cây Lộc Vừng trong cảnh quan và đời sống
Tùy vào nhu cầu của mỗi người thì Cây Lộc Vừng được sử dụng dưới nhiều mục đích khác nhau.
Đa phần mọi người sử dụng Lộc Vừng để chơi cảnh
Đối với những Cây Lộc Vừng to thì được có thể được dùng để làm phong thủy.
Đối với những cây Lộc Vừng bonsai thì được đặt trên bàn học, bàn làm việc với mục đích thư giãn.
Cách trồng Cây Lộc Vừng đúng kỹ thuật
Bạn có thể áp dụng theo nhiều phương pháp khác nhau như :
- Trồng bóng mát
- Trồng làm cảnh
- Trồng cảnh kiểu bonsai
Đất trồng cây Lộc vừng
Loại đất dùng để trồng phải là loại đất mầu, có trộn thêm các loại phụ gia như trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ cũng như một chút phân bón.
Đất phải tơi xốp, thoáng và dinh dưỡng cao mới giúp Lộc Vừng sống khỏe mạnh, xanh tốt quanh năm.
Kỹ thuật trồng Cây Lộc Vừng
Dù bạn trồng Lộc Vừng trong hang, bể hay chậu thì điều kiện tiên quyết đầu tiên đó là phải có lỗ thoát nước cho cây.
Sau khi đã chuẩn bị xong bạn chỉ cần bỏ bầu cây vào chậu rồi ấn đất thật chặt để cây cố định.
Sau đó nên xếp gạch và đá quanh bầu, tưới nước và chăm sóc cho đến khi rễ cây phát triển mạnh xuyên ra cả bên ngoài thì mới bỏ gạch đá ra và bịt lỗ thoát nước lại.
Khi đó, bầu rễ sẽ ngâm trong nước thoải mái mà cây vẫn phát triển tốt và ra lộc, ra hoa đúng mùa.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng tưới vừa đủ nếu không bị úng cây sẽ chết.
Điều này sẽ không tốt cho phong thủy nhà bạn.
Cách chăm sóc Cây Lộc Vừng ra nhiều hoa
Để cho Lộc Vừng ra nhiều hoa thì trước hết cần thường xuyên tưới nước 1 ngày 2 lần để giữ độ ẩm vừa phải giúp cho cây ra rễ mới.
Khi cây đã lớn mạnh, chứng tỏ phần rễ của cây đã khá vững chắc.
Đặc tính của Lộc Vừng là không cần bón phân vì chúng có sức sống cực mạnh
Để cho cây xanh tốt, phát triển đồng đều các nhánh cành nên bón chút phân đạm theo định kỳ vài tháng 1 lần.
Cách chiết cành Lộc vừng
Kỹ thuật chiết cành Lộc vừng phù hợp nhất là vào tháng 5 – 6 dương lịch hàng năm khi lộc Xuân đã chuyển sang dạng cành bánh tẻ.
Nên chọn những cành giữa thân, vỏ dầy, dồi dào nhựa sống, sức đề kháng cao với sâu bệnh và bất lợi ngoại cảnh.
Sau đó tiến hành khoanh bóc vỏ, cạo sạch tơ, rồi để ráo nhựa sau 7 – 10 ngày sẽ hình thành mô “sẹo” kích thích tái sinh rễ mới.
Chú ý, cần buộc bầu bằng đất bùn ao đã khuấy kỹ nhào trộn nhuyễn với rơm, trấu, rễ bèo tây đủ ẩm và không bị rời rạc khi ấp vào nơi chiết.
Bọc bằng giấy nilon trong và dai để dễ kiểm tra và không mất nước ở bầu đất.
Kỹ thuật chiết cành này chỉ sau 2-3 tháng thấy rễ lan ra ngoại vi cần dỡ bọc
Bó lần thứ hai cho chắc chắn, kích thích rễ thứ cấp phát ra từ rễ sơ cấp, mang lông hút đủ khả năng nuôi cành chiết tự lập ta cắt cành và hạ thổ.
Cách uốn tỉa bonsai Cây Lộc Vừng
Kỹ thuật uốn tỉa cho Lộc Vừng đòi hỏi phải kiên trì, khéo léo.
Để cây có dáng bonsai đẹp, ngay từ khi cây còn non bạn đã phải tiến hành uốn cây.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây Lộc Vừng có khá nhiều sâu hại.
Để giảm thiểu tối đa cần tỉa bỏ những cành tăm, cành khuất tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, thắc mắc gì thêm, hãy liên hệ với chúng tôi nhé !
CÔNG TY TNHH TM DV CẢNH QUAN ĐẠI PHÚ GIA
Địa chỉ : 264 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM
Hotline : 0988 95 00 35
Email : Daiphugia.ltt@gmail.com
Website : https://daiphugia.com.vn/
Fanpage : Dai Phu Gia